\

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Hướng dẫn cách bảo quản vải polyester

Polyester là một trong những chất liệu vải phổ biến nhất hiện nay. Làm từ sợi tổng hợp, loại vải này có khả năng chống nhăn, co và rất bền màu nếu được bảo quản cận thận. Mặc dù có thể bị xù và dễ bẩn do vết dầu, polyester lại là chất liệu có sức chống chịu cao và thường được pha với cotton để tăng độ bền. Tuy nhiên, polyester cũng là loại vải rất khó bảo quản. Có nhiều ý kiến cho rằng nên tránh giặt máy đồ polyester mà nên giặt tay hoặc mang ra tiệm giặt là. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn những hướng dẫn bảo quản vải polyester để luôn giữ được sản phẩm bền và đẹp.
 
Để đảm bảo cho chất liệu không bị xổ, bung do bị bắt hay móc vào khuy của những loại đồ khác, bạn nên lật mặt trong của đồ ra ngoài trước khi xử lý. Điều này không thực sự ngăn cản được việc làm xù mặt vải nhưng lại làm giảm nguy cơ ấy đi rất nhiều. 

Nếu như đồ polyester của bạn màu trắng, trước tiên hãy xử lý bằng cách: ngâm đồ trong hỗn hợp tỷ lệ ½ cốc – nước rửa chén và khoảng 3.7 lít nước ấm. Sau khi ngâm qua đêm, hãy giặt lại đồ vào buổi sáng (cách giặt sẽ được miêu tả kỹ hơn về sau) với nửa chén giấm trắng để làm sạch xà phòng. 

Dùng nước ấm và xà phòng giặt để làm sạch vải. Hầu hết các loại xà phòng đều thích hợp cho việc giặt bằng máy với nước ấm. Nước lạnh rất khó để loại bỏ vết bẩn hiệu quả trên chất liệu polyester, đặc biệt là vết dầu. Còn nước nóng có thể làm co dần vải và lẫn màu. Bạn cũng có thể dùng thuốc tẩy clo nếu cần thiết. Cần đảm bảo cho vào một lượng vừa phải vì vải có thể bị ăn mòn. Bạn cũng nên làm vải mềm hơn với nước xả vì polyester là chất liệu khá nhạy cảm khi đem giặt máy. 

Trong quá trình làm khô, chỉ được để chế độ quay nhiệt độ thấp. Lưu ý đồ polyester khô rất nhanh nên cần luôn để ý không làm khô cong vải, vì như vậy đồ sẽ bị co sau nhiều lần giặt. Một khi đã bị co, đồ polyester sẽ nhăn nhúm và thường không thể phẳng dù có đem là… Polyester cũng có thể được làm khô tự nhiên nhưng cần để tránh ánh sáng mặt trời. Nên chỉnh đúng dáng đồ trước khi phơi để tránh hỏng phom. Bạn cũng có thể vắt khô bằng tay bằng cách gập đồ ngay ngắn rồi ấn mạnh vào thành bồn rửa cho khiệt nước. 

Sau cùng, bạn có hai cách để khắc phục đồ polyester bị nhăn. Cách thứ nhất đó là là vải nhưng chỉ được để ở mức nhiệt trung bình. Cách thứ hai là làm phẳng bằng hơi nóng. Phương pháp này có thể làm bằng cách treo đồ lên trên bồn nước nóng hoặc sử dụng máy là hơi.

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

xơ polyester, sợi nylon và sợi aramid

Ngày nay, bên cạnh các loại sợi có nguồn gốc tự nhiên, các sợi tổng hợp được sử dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên, chúng cũng có những hạn chế nhất định. Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan các tính chất cơ bản của 3 loại sợi tổng hợp thông dụng là sợi nylon, xơ polyester và sợi aramid.

xơ polyester


Đầu tiên là sợi nylon. Có hai loại chính là nylon 6 và nylon 6.6, nhìn chung chúng tương tự nhau. Nylon không bị tác động khi được ngâm trong nước, độ ẩm của nó ở điều kiện bình thường là 4.5%. Nylon có tính kháng nhiệt tốt tới 180oC, cụ thể nylon 6.6 nóng chảy ở 250oC, trong khi nylon 6 nóng chảy ở 225oC. Nylon khó cháy hơn sợi cotton và tơ nhân tạo, khi cháy nó có mùi như cần tây. Nó kháng được các axit sử dụng trong điều kiện thực tế thông thường, tuy nhiên nó bị phân hủy trong các axit đậm đặc như axit axetic 80% ở nhiệt độ sôi và axit formic đậm đặc ở nhiệt độ phòng. Nó cũng có tính kháng kiềm. Các dung môi hữu cơ thông thường không hòa tan nylon, tuy nhiên nó sẽ tan trong phenol, đặc biệt là m-cresol. Nylon không bị tấn công bởi vi sinh vật, nấm mốc và trong suốt dưới ánh sáng cực tím.

Tiếp theo là sợi aramid. Nó cũng bị tác động không nhiều khi ngâm trong nước, độ ẩm của sợi ở điều kiện thường là 2.0%. Sợi aramid kháng nhiệt rất tốt, lên tới 250oC, nó không cháy nhưng bắt đầu phân hủy khi nhiệt độ đạt khoảng 500oC. Sợi aramid cũng kháng kiềm, axit, ngoại trừ axit sulfuric đặc nóng. Nó tan trong hệ hỗn hợp dung môi amide và kiềm clorua. Ngoài ra, sợi aramid cũng bị ảnh hưởng bởi tia cực tím và giảm độ bền khi tiếp xúc trong một khoảng thời gian dài.

Cuối cùng là xơ polyester. Độ ẩm của xơ polyester ở điều kiện thường là 0.5%. xơ polyester cũng không bị ảnh hưởng nhiều khi ngâm trong nước. Tuy nhiên, nước sôi sẽ làm sợi co rút, gây thủy phân và làm giảm vĩnh viễn độ bền của sợi, hiện tượng này rõ ràng hơn trong môi trường hơi nước và tăng nhanh với sự có mặt của một lượng nhỏ amin, đặc biệt là cyclohexylamin. Trong môi trường hoàn toàn khô, xơ polyester cũng kháng nhiệt khá tốt, lên tới 180oC. xơ polyester nóng chảy ở 250oC. Nó cũng có tính kháng axit, ngoại trừ các axit vô cơ đặc nóng. xo polyester cũng có tính kháng kiềm, tuy nhiên tính kháng amin lại không tốt, sự có mặt của amin trong thành phần của cao su có thể gây phân hủy một phần xơ polyester – liên kết với cao su. xo polyester cũng tan trong phenol và các dung môi cyclohexanone, benzyl alcohol, nitrobenzene, dimethyl phthalate và ethylene glycol ở nhiệt độ sôi. Nó không bị tấn công bởi vi sinh vật, khi cháy có khói và có mùi hơi ngọt.



Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

Đề xuất tăng thuế nhập khẩu xơ polyester lên 2%

Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính đề xuất xem xét tăng thuế nhập khẩu mặt hàng xơ Polyester (mã HS 5503.20.00) lên 2% do sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu.

xơ polyester

Sản xuất tại Nhà máy sản xuất xơ polyester Hợp Thành


Cụ thể tại văn bản này, Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, năng lực sản xuất xơ Polyester (mã HS 5503.20.00) tại Việt Nam khoảng 300 ngàn tấn/năm, nhu cầu sử dụng trong nước trên 400 ngàn tấn/năm.

Hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 150 ngàn tấn/năm. Tuy nhiên, theo báo cáo của Công ty TNHH Hợp Thành, Công ty chỉ sản xuất bằng 50% công suất do sản phẩm sản xuất ra phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu, không tiêu thụ được.

Để hỗ trợ Công ty TNHH Hợp Thành tiếp cận thị trường, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, Bộ Công Thương đã tổ chức buổi làm việc với các doanh nghiệp dệt may trong nước để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của Công ty TNHH Hợp Thành. Đồng thời, Bộ Công Thương đã đề nghị Tập đoàn Dệt May Việt Nam có cơ chế khuyến khích các đơn vị thành viên tăng cường sử dụng sản phẩm của Công ty TNHH Hợp Thành.

Do mặt hàng xơ Polyester trong nước đã sản xuất đáp ứng được một phần nhu cầu thị trường, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, đồng thời không làm ảnh hưởng đột ngột tới các doanh nghiệp sợi dệt, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh thuế nhập khẩu mặt hàng xơ Polyester (mã HS 5503.20.00) lên 2%.

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Dệt may trong nước có thêm nguồn cung cấp xơ polyester nội

Ngành dệt may trong nước có thêm nguồn cung cấp xơ polyester mới từ thị trường nội địa, do nhà máy sản xuất xơ polyester Hợp Thành tại Thái Bình đã chính thức được đưa vào vận hành thương mại từ cuối tháng 10/2014. 

Lãnh đạo Công ty TNHH Hợp Thành và Tập đoàn Dệt may Việt Nam vừa có buổi làm việc bàn các giải pháp liên kết để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, cụ thể là sản phẩm đầu ra của nhà máy sản xuất xơ polyester Hợp Thành. Mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm giữa 2 đơn vị, giảm tới mức thấp nhất lượng nhập khẩu các loại xơ sợi của ngành dệt may vốn đang thuộc về các nhà cung cấp nước ngoài. 


xơ polyester


Kỳ vọng lớn 

Nhà máy sản xuất xơ polyester Hợp Thành tại Thái Bình do Công ty cổ phần Dầu Khí Thái Bình đầu tư với tổng vốn 200triệu USD, công suất thiết kế 140.000 tấn xơ sợi/năm, với mục tiêu có thể đáp ứng được một phần nhu cầu xơ polyester cho ngành dệt may trong nước. 

Tính từ thời điểm vận hành thương mại nhà máy đến nay, Hợp Thành đã sản xuất hơn 14.500 tấn sản phẩm các loại và ký hợp đồng bán cho khách hàng hơn 7.700 tấn sản phẩm. Trong số này, gần 4.600 tấn sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường châu Âu. 

Điều quan trọng hơn là, nhà máy đang vận hành an toàn, ổn định với mục tiêu chất lượng sản phẩm luôn được đặt hàng đầu, tỷ trọng sản phẩm đạt loại A ngày càng ổn định và gia tăng. Hiện tại, dây chuyền sản xuất xơ polyester của Hợp Thành đã và đang sản xuất được nhiều chủng loại xơ khác nhau, gồm sợi xơ màu, xơ rỗng, xơ đặc...

Đây là những sản phẩm xơ polyester có chất lượng cao, có nhiều đặc tính tốt như có độ bền cơ học cao, khả năng chịu nhiệt tốt; không bị co, chống nhăn, chống nhầu tốt… đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với công đoạn dệt, nhuộm và may mặc trong ngành dệt may. 

Việc đưa nhà máy sản xuất xơ polyester Hợp Thành vào vận hành thương mại sau một thời gian khá dài chạy thử, sản phẩm đạt chất lượng loại A, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp dệt may có thể mua xơ sợi ngay trong nước, với nhiều điều kiện thuận lợi về giá và vận chuyển. 

“Khi nhà máy chạy ổn định, đạt 100% công suất thiết kế, chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu, thì có thể đáp ứng tới 50% nhu cầu xơ sợi cho ngành dệt may”, đại diện Công ty TNHH Hợp Thành cho hay.


Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

xơ polyester, chất liệu may áo khoác

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chất liệu may áo khoác. Chúng ta cũng nên hiểu rõ nguồn gốc nguyên liệu ra đời như thế nào.

Polyester là một loại sợi tổng hợp có nguồn gốc từ than đá, không khí, nước và dầu mỏ được phát triển trong phòng thí nghiệm từ thế kỷ 20. Polyester được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp
để sản xuất các loại sản phẩm như quần áo, đồ nội thất gia dụng, vải công nghiệp, máy tính và băng ghi âm, vật liệu cách điện.

xơ polyester có nhiều ưu thế hơn khi so sánh với các loại vải truyền thống như bông. Nó không hút ẩm, nhưng hấp thụ dầu. Chính những đặc tính này làm cho Polyester trở thành một loại vải hoàn hảo đối với những ứng dụng chống nước, chống bụi và chống cháy. Khả năng hấp thụ thấp của Polyester giúp nó tự chống lại các vết bẩn một cách tự nhiên. Vải Polyester không bị co khi giặt, chống nhăn và chống kéo dãn. Nó cũng dễ dàng được nhuộm màu và không bị hủy hoại bởi nấm mốc. Vải Polyester là vật liệu cách nhiệt hiệu quả, do đó nó được dùng để sản xuất gối, chăn, túi ngủ và may áo khoác.




Polyester là một thuật ngữ hóa học mà trong đó Poly có nghĩa là nhiều và este là một hợp chất hóa học hữu cơ căn bản. Thành phần cấu tạo đặc trưng được sử dụng trong sản xuất Polyester là Ethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ. Quá trình hóa học tạo ra các Polyester hoàn chỉnh được gọi là quá trình trùng hợp.

Polyester được sản xuất bởi một trong nhiều phương pháp khác nhau. Phương pháp được áp dụng phụ thuộc vào dạng (loại) polyester sẽ sản xuất. Có bốn dạng sợi polyester cơ bản là sợi filament, xơ, sợi thô, và fiberfill. Trong đó, Fiberfill là dạng sợi lớn được sử dụng trong sản xuất chăn, gối, túi ngủ và may áo khoác ngoài.

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Politex - DST: Chất tẩy màu cho xơ polyester

Khi nhuộm xơ polyester hoàn tất, vì một nguyên nhân nào đó phát sinh làm cho màu nhuộm bị nhạt, thường chỉ cần thêm màu nhuộm vào nhuộm bổ sung tiếp là xong nhưng nếu màu nhuộm bị đậm thì việc xử lý sẽ gặp khó khăn. Sử dụng Hydrosulfite để tẩy màu nhuộm lại thì màu nhuộm sẽ bị sậm màu, mất đi tính tươi sáng vốn có của bản thân màu, nghiêm trọng hơn là làm suy yếu đi độ dàn hồi của phân tử sợi.

Politex-DST là chất chuyên tẩy màu và sửa đúng ánh màu nhuộm xơ polyester ở trường hợp từ đậm sang nhạt, mức độ chỉnh sửa từ đậm sang nhạt khoảng 20-30% sau khi sử dụng Polytex-DST để chỉnh tẩy màu, hầu như không ảnh hưởng đến màu nhuộm nguyên thủy và độ tươi sáng của ánh màu
Politex-DST đồng thời thích hợp dùng trong qui trình giặt khử, in bông, sử dụng chung với chất giặt, nếu sau khi nhuộm bình thường màu đậm trên 30% hoặc ánh màu hoàn toàn không giống thì không thích hợp sử dụng Politex-DST để tẩy màu, thường vẫn phải sử dụng Hydrosulfite để tẩy nhuộm lại.

xơ polyester


 Khi nhuộm xơ polyester hoàn tất, vì một nguyên nhân nào đó phát sinh màu nhuộm bị nhạt, thường chỉ cần thêm màu nhuộm vào nhuộm bổ sung tiếp là xong, nhưng nếu màu nhuộm bị đậm thì việc xử lý sẽ gặp khó khăn. Sử dụng Hydrosulfite để tẩy màu nhuộm lại thì màu nhuộm dễ bị sậm màu, mất đi ánh tươi sáng vốn có của bản thân màu, nghiêm trọng hơn là làm suy yếu đi độ đàn hồi của phân tử sợi.

Politex – DST là chất chuyên tẩy màu và sửa đúng ánh màu nhuộm xơ polyester ở trường hợp từ đậm sang nhạt, mức độ chỉnh sửa từ đậm sang nhạt khoảng 20 – 30%. Sau khi sử dụng Politex – DST để chỉnh tẩy màu, hầu như không ảnh hưởng đến màu nhuộm nguyên thủy và độ tươi sáng của ánh màu.

Politex – DST đồng thời thích hợp dùng trong qui trình giặt khử in bông, sử dụng chung với chất giặt. Nếu sau khi nhuộm bình thường màu đậm trên 30% hoặc ánh màu hoàn toàn không giống thì không thích hợp sử dụng Politex – DST để tẩy màu, thường vẫn phải sử dụng Hydrosulfite tẩy để nhuộm lại.

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Tính chất của xơ polyester

Tính chất hình học

Khi quan sát dưới kính hiển vi xơ polyester có dạng hình trụ, tiết diện mặt cắt ngang rất tròn và nhẵn. Tuy nhiên xơ PET có tiết diện khía 3 cạnh.
Có khối lượng riêng 1,3g/ cm³.

Tính chất cơ lý

Là loại xơ polyester tổng hợp có độ bền cao do mạch đại phân tử nằm sát nhau tạo thành mạng tinh thể. Khi ướt không bị giảm bền, độ bền đạt: 40-50CN/tex. Độ bền mài mòn của xơ chỉ thua xơ PA. Cao hơn rất nhiều so với các loại xơ khác kể cả xơ nhân tạo và xơ thiên nhiên. Là xơ có tính co. Trong không khí ở 100 ºC xơ PET co 3%, ở 150 ºC PET co 10%. Nhiệt độ càng tăng thì xơ PET càng tăng. Là xơ có đọ đàn hồi cao, có tính co giãn cao. Là xơ có độ đàn hồi cao nhất trong xơ tổng hợp, gấp 3 lần xơ PA, nên sản phẩm của xơ PET có khả năng giữ nếp rất tốt. Nó ít bị nhàu nên người ta pha với bông và Vitsco để chống lại khả năng nhàu.

xơ polyester


Tác dụng với nước

Do mạch đại phân tử của PET rất ít nhóm ưa nước, có cấu trúc chặt chẽ nên có hàm lượng ẩm rất thấp đạt W= 0,4-0,5%. Độ bền kéo và độ giãn của xơ không bị ảnh hưởng bởi nước hoặc độ ẩm không khí. Nhưng nếu để xơ polyester trong môi trường ẩm, nhiệt độ cao, thời gian dài thì độ bền của PET cũng bị giảm đi 1 phần vì có hiện tượng thủy phân Polyme Polyeste.

Tác dụng với nhiệt và ánh sáng

Là xơ có độ bền nhiệt cao nhất trong các loại xơ hóa học do trong mạch đại phân tử của PET có chứa nhân thơm ( mạch vòng). Đến 250 ºC mạch đại phân tử của PETbắt đầu mất sự định hướng. Đến 260 ºC thì bị chảy lỏng. Đến 275 ºC xơ bắt đầu bị phá hủy nên sản phẩm xơ polyester chỉ nên là ở nhiệt độ dưới 235 ºC. Ở nhiệt độ thấp độ bền của xơ PET được tăng lên nhưng độ giãn lại bị giảm tương đối. Bền với ánh sáng mắt trời hơn tất cả các loại xơ chỉ thua xơ PAN.

Tính chất điện

Do xơ polyester có khả năng hút ẩm kém nên có khả năng cách điện cao, dễ gây ra tĩnh điện khi gia công.

Tính chất nhuộm

Do độ kết tinh phân tử cao và trong thành phần hóa học thiếu các nhóm có khả năng phản ứng với phân tử thuốc nhuộm nên xơ polyester khó nhuộm màu. Vì vậy người ta sử dụng phương pháp nhuộm khối.

Tính chất hóa học

Tác dụng với axit:
PET là xơ tương đối bền với axit. Bền với hầu hết axit vô cơ và hữu cơ ở nhiệt độ thường. Nhưng ở nhiệt độ 70 ºC và axit có nồng độ cao nó có thể bị phá hủy.

Tác dụng với Kiềm.
Kém bền với kiềm vì trong mạch đại phân tử có chứa nhóm – COO- là nhóm dễ bị phân hủy với kiềm do có hiện tượng đứt mạch. Tuy nhiên người ta dùng kiềm yếu để xử lý giảm trọng cho xơ polyester. Khi xử lý kiếm có hiện tượng xù lông.

Tác dụng với chất Oxy hóa và Chất Khử: Bền hơn cả PA.
Tác dụng của VSV: PET có khả năng diệt vi khuẩn nên nó bền với VSV.